Dấu hiệu nguy hiểm khi bị cao huyết áp thai kỳ


Đây là một cách tốt giúp bạn theo dõi tình trạng khỏe mạnh của thai nhi giữa những lần khám thai định kỳ. Hãy báo cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn nhận thấy thai nhi ít cử động hơn bình thường. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn kiểm tra và theo dõi huyết áp tại nhà. Họ sẽ hướng dẫn bạn tần suất thực hiện và sẽ muốn xem kết quả đo của bạn trong lần khám thai định kỳ. Họ cũng hướng dẫn bạn những chỉ dẫn có liên quan đến việc khi nào cần gọi cho bác sĩ hay phải đến bệnh viện nếu chỉ số huyết áp nằm trên một mức độ nào đó. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng huyết áp định kỳ (Ảnh minh họa: Internet) Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu sau: - Đau đầu, đặc biệt là đau dữ dội, kéo dài hoặc đau như bị đập mạnh. - Cảm giác trống đánh trong lồng ngực hoặc tim đập nhanh. - Chóng mặt. - Phù mặt hoặc bọng quanh mắt, tay phù nhiều hơn bình thường, phù quá mức hoặc đột ngột ở bàn chân hoặc mắt cá chân của bạn. Một số trường hợp phù ở bàn chân và mắt cá chân là bình thường trong thai kỳ hoặc phù ở bắp chân. - Cân nặng tăng hơn 2,3 kg trong một tuần. - Những thay đổi về thị lực, bao gồm nhìn đôi, mờ mắt, nhìn thấy những đốm hoặc đèn nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mất thị lực tạm thời. - Đau hoặc đau dữ dội vùng thượng vị. - Buồn nôn hoặc nôn (khác so với ốm nghén đầu thai kỳ). Dấu hiệu nguy hiểm khi bị cao huyết áp thai kỳ - ảnh 2 Nếu thấy thai nhi chuyển động bất thường mẹ bầu cần phải khám thai ngay (Ảnh minh họa: Internet) Điều gì xảy ra sau khi sinh con? Bị cao huyết áp mạn tính, đặc biệt nếu tình trạng trầm trọng, bạn có nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến hệ thống tim mạch cho tới toàn bộ những thay đổi của cơ thể sau khi sinh. Vì vậy sau khi sinh, bạn sẽ được theo dõi rất chặt chẽ trong ít nhất 48 giờ đầu. Ngoài ra, vì tiền sản giật có thể phát triển sau khi sinh, hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng của tình trạng này, ngay cả khi bạn xuất viện về nhà. Bạn sẽ bắt đầu dùng thuốc trị cao huyết áp trở lại hoặc điều chỉnh liều lượng ở mức độ cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có kế hoạch cho con bú, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại thuốc trị cao huyết áp. Ngoài việc dùng những thuốc được kê đơn và đi khám định kỳ, bạn cần chăm sóc tốt cho bản thân để làm giảm nguy cơ bị những biến chứng lâu dài của bệnh cao huyết áp, như bệnh tim, bệnh thận hay đột quỵ. Cố gắng duy trì lối sống lành mạnh, đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và cân nặn, tránh thuốc lá và hạn chế lượng rượu mà bạn uống. Khi bạn đã hồi phục hoàn toàn sau sinh và bác sĩ cho phép bạn được bắt đầu tập thể dục, hãy hỏi bác sĩ những loại bài tập thể dục hàng ngày phù hợp nhất với trường hợp của bạn và thực hành đúng như vậy. 

Vân Doãn (Babycenter)
Share on Google Plus

About Trần Lệ Thu

Thông tin sức khỏe gia đình: bệnh tim mạch - xương khớp - hô hấp - máu - mắt - nội tiết - răng hàm mặt - ung thư - tâm thần - tiêu hóa - sinh sản.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét