Trẻ quậy phá, hiếu động, nói nhiều có phải bị tự kỉ?

ThS. Chu Văn Điểu 

Bác sĩ làm ơnn cho tôi biết, trẻ quậy phá trên mức bình thường, năng động trên mức cần thiết, nói liên tục không nghỉ, có khi nói những từ vô nghĩa, không làm chủ được hành vi bản thân, nhưng rất thông minh, lúc nào cũng muốn lôi kéo sự chú ý của đám đông về mình, đó có phải là tự kỉ không? Cảm ơn Bác sĩ!
Cảm ơn  - 30/03  

ThS. Chu Văn Điểu - Chuyên khoa Thần kinh - Từng làm việc tại Bệnh viện Tâm thần TW

Trẻ quậy phá, hiếu động, nói nhiều có phải bị tự kỉ?

Chào bạn!
Tình trạng như bạn nói thì hoàn toàn không phải là tự kỷ mà đó có thể là hội chứng tăng động giảm chú ý.
Tôi cung cấp tiêu chuẩn chẩn đoán của trẻ bị tăng động giảm chú ý để bạn tham khảo và so sánh nhé:
Bao gồm hai tiêu chuẩn A và B
1- Tiêu chuẩn A về giảm chú ý: Phải có ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý, tồn tại tối thiểu là 6 tháng
- Không thể tập trung chú ý vào các chi tiết hoặc phạm những lỗi lầm bất cẩn trong học tập, làm việc hay các hoạt động khác
- Khó khăn duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi
- Không lắng nghe người khác khi nói chuyện trực tiếp
- Không tuân theo hướng dẫn hoặc không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc ở nhà
- Khó khăn khi tiến hành các hoạt động cần tính tổ chức
- Né tránh, không thích các công việc đòi hỏi sự cố gắng trong thời gian dài
- Hay để mất dụng cụ học tập hay đồ chơi, sách vở
- Dễ bị phân tán bởi các tác động từ bên ngoài
- Hay quên các công việc hàng ngày
2- Tiêu chuẩn B về tăng động: Có ít nhất 6 triệu chứng tăng động và bồng bột, tồn tại tối thiểu là 6 tháng
- Tay chân ngọ nguậy, hay vặn vẹo khi ngồi
- Hay rời bỏ chỗ ngồi khi đòi hỏi phải ngồi yên
- Chạy nhẩy leo trèo quá mức
- Khó tham gia các trò chơpi giải trí đòi hỏi các hoạt động nhẹ nhàng
- Luôn di chuyển hoặc hành động như đang lái ô tô
- Thường nói quá nhiều
3- Bồng bột:
- Thường buột miệng trả lời khi người khác chưa hỏi xong
- Khó chờ đợi đến lượt mình
- Thường làm gián đoạn hoặc quấy rầy người khác
Bạn hãy tự tham khảo và đánh giá theo tiêu chuẩn trên với các biểu hiện ở con bạn nhé.
Chúc con bạn khỏe mạnh và học giỏi.

Share on Google Plus

About Trần Lệ Thu

Thông tin sức khỏe gia đình: bệnh tim mạch - xương khớp - hô hấp - máu - mắt - nội tiết - răng hàm mặt - ung thư - tâm thần - tiêu hóa - sinh sản.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét