Bệnh mạch vành cần chữa trị ra sao?

macthanhtu168@gmail.com

Bệnh mạch vành cần chữa trị ra sao?

Thưa Bác sỹ! Tôi là nam giới năm nay 55 tuổi (1960). Tôi là bệnh nhân đã đặt 3 Sten (2 sten ở động mạch vành phải và 1 sten ở động mạch mũ) đã được hơn 14 tháng. Sau khi đặt sten sức khỏe có yếu đi, kể từ ngày đặt sten cho tới nay tôi đã phải đi cấp cứu bệnh viện khoảng 4 lần với nguyên nhân là tức ngực và huyết áp tăng cao (160-170/100-110), mỗi lần cấp cứu thì được nhập viện điều trị khoảng từ 4 ngày cho đến 8 ngày, tới khi ổn định thì xuất viện. 12 tháng đầu tiên sau mổ tôi được chỉ định dùng thuốc: - Plavix 75mg 1 viên/ngày - Tenormin 1/2 viên 1 ngày - Domitral 2 viên/ngày - Statinagi 10mg 1 viên/ngày - Enalapril 5mg 1 viên/ngày. Sau 12 tháng tôi được chỉ định dùng thuốc vẫn như trên nhưng chỉ thay đổi thuốc Plavix (của Pháp) bằng thuốc Dioridin (của Việt Nam). Thời gian gần đây những cơn đau ngực thường xảy ra hơn, kèm theo những cơn mệt, hơi choáng, nhức đầu nhẹ... Thưa Bác sỹ, những cơn mệt, choáng, nhức đầu thường hay xảy ra vào buổi sáng thức dậy, vệ sinh cá nhân và loay hoay làm những công việc lặt vặt, sau khi ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi thì đỡ hơn. Với những triệu chứng như trên, kính mong Bác sỹ tư vấn và cho lời khuyên cũng như cách sinh hoạt cùng cách điều trị thuốc như thế nào với những triệu chứng như tôi đã trình bày phần trên. Là một bệnh nhân của căn bệnh tim mạch, tôi tha thiết mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của đội ngũ Y, Bác sỹ một cách tận tình và tôi cũng xin gởi nơi đây sự biết ơn đến đội ngũ Y, Bác sỹ đã hết lòng với bệnh nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự quan tâm của Bác sỹ trong thời gian sớm nhất có thể.
Cảm ơn  - 18/02

BS. Nguyễn Văn An - Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định

Bệnh mạch vành cần chữa trị ra sao?

Chào bác!
Trường hợp của bác đang có bệnh lý của mạch vành tim. Mạch vành bị hẹp ở nhiều vị trí và bác đã được đặt 2 Stent ở động mạch vành phải và 1 Stent ở động mạch mũ. Nguyên nhân gây hẹp mạch vành trong trường hợp của bác là do tình trạng xơ vữa mạch máu tiến triển. Khi hẹp nhiều gây giảm tưới máu cơ tim và biểu hiện triệu chứng lâm sàng nặng nề thì bắt buộc phải can thiệp bằng Stent. Như vậy, tình trạng xơ vữa hoàn toàn có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác và nặng hơn nếu bác không được kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính khác (tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,…) và các yếu tố nguy cơ đối với bệnh mạch vành (hút thuốc lá, rượu bia, café,…) và nếu hẹp nhiều thì có thể vẫn cần phải đặt Stent tiếp.
Hiện tại, bác vẫn còn bị đau tức ngực, mệt nhiều là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh của bác vẫn chưa ổn định. Bác nên đi khám lại luôn để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh thuốc cho bác. Về chế độ ăn uống: bác cần ăn nhạt, không sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, café,…), không hút thuốc lá, không nên ăn mỡ động vật mà thay thế bằng dầu thực vật, không ăn các phủ tạng động vật, không ăn lòng đỏ trứng, vì tất cả các đồ ăn này giàu Cholesterol và sẽ làm nặng thêm tình trạng xơ vữa mạch, ăn nhiều rau và hoa quả,… Về chế độ sinh hoạt: không nên gắng sức, cần tập thể dục hàng ngày nhưng tập các bài tập phù hợp và nhẹ nhàng.
Chúc bác khỏe!
Share on Google Plus

About Trần Lệ Thu

Thông tin sức khỏe gia đình: bệnh tim mạch - xương khớp - hô hấp - máu - mắt - nội tiết - răng hàm mặt - ung thư - tâm thần - tiêu hóa - sinh sản.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét