Cao huyết áp mạn tính khi mang thai

 

Cao huyết áp mạn tính là gì?

Nếu bị cao huyết áp trước khi mang thai hoặc được chẩn đoán cao huyết áp trước tuần thai thứ 20 thì bạn đã bị cao huyết áp mạn tính. Có khoảng 5% bà bầu gặp phải vấn đề này.
Đo huyết áp có 2 chỉ số: số trên (huyết áp tâm thu) cho biết áp lực khi tim bơm máu, và số dưới (huyết áp tâm trương) là áp lực khi tim nghỉ và chứa đầy máu. Cao huyết áp khi mang thai được định nghĩa là chỉ số huyết áp ở mức 140/90 hoặc cao hơn, ngay cả khi chỉ một trong hai chỉ số tăng. Cao huyết áp mạn tính trầm trọng là mức 160/110 hay cao hơn.

Vì huyết áp có thể thay đổi, bác sĩ cần đọc chỉ số đo của bạn một vài lần khác nhau và dùng giá trị trung bình.
Cao huyết áp mạn tính không phải là tình trạng duy nhất liên quan đến cao huyết áp trong thai kỳ. Nếu bị mắc bệnh này sau tuần thai thứ 20, bạn sẽ được chẩn đoán là cao huyết áp thai kỳ. Nếu huyết áp không trở lại bình thường trong vòng 12 tuần sau khi sinh, bạn có thể bị cao huyết áp mạn tính suốt thời gian còn lại.
Và nếu bạn bị cao huyết áp sau tuần thai thứ 20 và có protein niệu, bất thường ở gan hoặc thận, đau đầu hoặc những thay đổi thị lực, bạn có thể bị tiền sản giật.

Cao huyết áp mạn tính ảnh hưởng như thế nào đến thai kỳ?

Mắc cao huyết áp mạn tính làm tăng nguy cơ gây tiền sản giật. Bị tiền sản giật khi bạn đã mắc cao huyết áp mạn tính được gọi là 'tiền sản giật thêm vào'. Khoảng 1/4 phụ nữ mắc cao huyết áp mạn tính và có đến một nửa trong số họ bị cao huyết áp mạn tính nghiêm trọng sẽ dẫn đến tiền sản giật thêm vào trong quá trình mang thai.
Cao huyết áp mạn tính khi mang thai - ảnh 2

Đo huyết áp thường xuyên để kiểm soát tình trạng bệnh, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi (Ảnh minh họa: Internet)

Cao huyết áp khi mang thai cũng có thể làm giảm lượng máu qua nhau thai, cung cấp lượng oxy và dinh dưỡng ít hơn cho sự phát triển của thai nhi. Cao huyết áp mạn tính làm tăng nguy cơ bị một số biến chứng khi mang thai, bao gồm thai nhi kém phát triển, sinh non, nhau bong non và thai chết lưu.
Nếu bạn bị cao huyết áp mạn tính nhẹ, nguy cơ bị các biến chứng trong thai kỳ là không cao hơn so với khi bạn có huyết áp bình thường. Nghĩa là, chừng nào bạn không có bệnh khác, cao huyết áp không trầm trọng hơn khi mang thai, và bạn không bị tiền sản giật thêm vào.
Mức độ cao huyết áp của bạn càng nghiêm trọng thì nguy cơ bị các vấn đề này càng tăng cao, và việc phát triển tiền sản giật thêm vào thậm chí làm tăng nguy cơ hơn nữa. Nguy cơ cũng cao hơn nếu bạn bị cao huyết áp trong thời gian dài. Và nó gây tổn thương cho hệ thống tim mạch, thận hoặc các cơ quan khác. Hoặc nếu cao huyết áp của bạn là hậu quả của tình trạng bệnh lý khác như tiểu đường, bệnh thận hoặc lupus ban đỏ.
Vân Doãn (Babycenter)



Share on Google Plus

About Trần Lệ Thu

Thông tin sức khỏe gia đình: bệnh tim mạch - xương khớp - hô hấp - máu - mắt - nội tiết - răng hàm mặt - ung thư - tâm thần - tiêu hóa - sinh sản.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét