Bé 26 tháng tuổi bị chậm nói


Chào Bác sĩ! Con trai tôi năm nay 26 tháng tuổi cháu nặng 11,5 kg, cao 90cm. Cháu ăn kém, ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa chỉ khoảng lưng bát cơm và uống sữa. Nhưng cháu mới nói được 1 từ 1 lần, 1 số từ như bà, mẹ, bố... khi được bố mẹ dỗ cháu mới nói, ít ghép được 2 từ 1 câu. Cháu hay nói nhưng nói kém không rõ từ, chỉ ê a là nhiều. So với 1 số bạn cùng tuổi bạn đã nói tốt, hát, đếm số. Tôi rất lo lắng con tôi chậm nói, đi đôi với chậm phát triển trí tuệ. Cháu chỉ ở cùng bố mẹ và đi mẫu giáo từ tháng 18 tháng, không ăn trưa ở trường. Xin Bác sĩ tư vấn cho cách chăm sóc, dạy cháu chóng biết nói. Và chăm sóc cho cháu phát triển thể chất tốt hơn. Tôi xin cảm ơn.

ThS. Chu Văn Điểu - Chuyên khoa Thần kinh - Từng làm việc tại Bệnh viện Tâm thần TW

Bé 26 tháng tuổi bị chậm nói

Chào bạn!
Bạn nói là con bạn bị chậm phát triển trí tuệ. Tôi xin trao đổi với bạn như sau: Chậm phát triển trí tuệ được chia làm 5 mức độ.
- Chậm phát triển mức độ nhẹ: Thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 80%.Người bệnh có thể phát triển các khả năng về quan hệ xã hội ở giai đoạn trước tuổi đi học, có những thiếu sót về giác quan vận động và thường khó phân biệt với trẻ bình thường lúc còn bé. Có thể theo học đến lớp 6, khi trưởng thành có khả năng nghề nghiệp đủ để tự lập.
- Chậm phát triển trí tuệ mức độ trung bình: Chiếm tỷ lệ 12%. Ở giai đoạn trước tuổi đi học, người bệnh có thể nói hoặc học cách quan hệ, nhưng ít hiểu thấu đáo các qui tắc xã hội. Có thể hướng dẫn để tự chăm sóc bản thân, có thể học nghề và ít khi học hết lớp 2. Luôn cần sự hướng dẫn và giúp đỡ.
- Chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng: Chiếm tỷ lệ 7%. Ở giai đoạn trước tuổi đi học, người bệnh kém phát triển về vận đông và ngôn ngữ, rất ít hoặc không có khả năng giao tiếp. Có thể học nói và biết những điều sơ đẳng. Cần phải giám hộ chặt chẽ.
- Chậm phát triển mức độ nghiên trọng: Chiếm tỷ lệ 1%. Giai đoạn trước tuổi đi học có sự phát triển rất kém về chức năng giác quan vận động. Tiếp thu một cách tối thiểu những sự hướng dẫn và rất giới hạn về chăm sóc cơ thể. Luôn cần được chăm sóc và theo dõi trong các cơ sở y tế và giám hộ thường xuyên.
- Chậm phát triển trí tuệ không sác định mức độ: Người bệnh rối loạn nhiều mặt nặng nề ,phải chăm sóc hoàn toàn.
Trên đây là 5 mức độ của chậm phát triển trí tuệ. Bạn thử đối chiếu xem con bạn ở mức độ nào?
Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường được giáo dục và huấn luyện ở những cơ sở đặc biệt riêng với những phương pháp riêng. Không hiểu bạn sống ở tỉnh nào? Bạn hãy liên hệ với trạn y tể nơi bạn sống để tìm hiểu và liên hệ cho cháu theo học ở cơ sở giành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ . Tới đó bạn sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc và dạy cháu nói cũng như dạy cháu học tập nữa. Chúc bạn thành công.

Share on Google Plus

About Trần Lệ Thu

Thông tin sức khỏe gia đình: bệnh tim mạch - xương khớp - hô hấp - máu - mắt - nội tiết - răng hàm mặt - ung thư - tâm thần - tiêu hóa - sinh sản.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét